MẤT SỔ BHXH CỦA NGƯỜI LAO ĐỘNG VÀ NHỮNG THỦ TỤC CẦN THIẾT ĐỂ CẤP LẠI
12-09-2023 09:09Đa phần hiện nay người lao động đi làm việc tại các doanh nghiệp hoặc cơ quan nhà nước, hầu hết đa số ai cũng tham gia BHXH cho chính mình.
Dù đi làm ở doanh nghiệp hay công ty, thời vụ hay chính thức đều tham gia BHXH hầu như 80%.
Nên vì thế mỗi người chúng ta khi đi làm đều được tham gia BHXH và có một mã số riêng kèm theo đó là một cuốn sổ BHXH và quá trình tham gia BHXH của các công ty khác nhau chúng ta từng làm việc:
Nên vì thế sổ bảo hiểm xã hội là căn cứ quan trọng để người lao động có thể làm các thủ tục hưởng các chế độ BHXH theo quy định. Tuy nhiên, trong trường hợp mất sổ bảo hiểm xã hội phải làm thế nào? Sau đây mình sẽ hướng dẩn làm thủ tục để cấp lại BHXH nếu như bị mất hoặc bị thất lạc.

1. Chức năng của sổ bảo hiểm xã hội
Sổ bảo hiểm xã hội được sử dụng làm căn cứ để giải quyết các chế độ cho người tham gia BHXH theo quy định của Pháp luật. Sổ bảo hiểm xã hội ghi đầy đủ thông tin về họ tên, nơi ở, quá trình đóng và hưởng bảo hiểm xã hội của người tham gia.
Thông qua sổ BHXH cơ quan BHXH sẽ nắm rõ được thông tin, quá trình đóng và hưởng BHXH của người lao động sử dụng làm căn cứ giải quyết các chế độ BHXH cho người lao động. Mỗi người lao động sẽ được cấp 01 sổ BHXH và 01 mã số BHXH là số định danh duy nhất in trên sổ.
2. Giải quyết trường hợp mất sổ BHXH
Khi làm mất hoặc làm hỏng sổ BHXH buộc phải xin cấp lại sổ bảo hiểm xã hội căn cứ theo quy định tại Khoản 2, Điều 46 Quyết định 595 của Bảo hiểm xã hội Việt Nam. Sổ BHXH mới sẽ dùng để thực hiện các ghi chép, làm căn cứ để hưởng các chế độ từ bảo hiểm xã hội của người tham gia.
Các cơ quan chức năng tạo điều kiện cho người lao động được cấp lại sổ bảo hiểm khi bị mất sổ, hỏng sổ đảm bảo người lao động được hưởng những quyền lợi chính đáng của mình.
3.Mất sổ bảo hiểm xã hội có được cấp lại?
Khoản 2 Điều 97 Luật BHXH năm 2014 quy định về trường hợp sổ BHXH bị mất, hỏng như sau:
Hồ sơ cấp lại sổ bảo hiểm xã hội trong trường hợp hỏng hoặc mất bao gồm:
a) Đơn đề nghị cấp lại sổ bảo hiểm xã hội của người lao động;
b) Sổ bảo hiểm xã hội trong trường hợp bị hỏng.
Theo đó, nếu để mất sổ bảo hiểm xã hội, người lao động có đề nghị cơ quan BHXH cấp lại sổ khác cho mình.
Theo hướng dẫn tại Quyết định 222/QĐ-BHXH năm 2021, để được cấp lại sổ BHXH do bị mất, người lao động đến các cơ quan BHXH sau đây:
- Người đang đi làm: Đến cơ quan BHXH nơi doanh nghiệp tham gia BHXH.
- Người tham gia BHXH tự nguyện: Đến Đại lý thu hoặc cơ quan BHXH trực tiếp thu.
- Người lao động đã nghỉ việc: Đến bất kì cơ quan BHXH nào trên toàn quốc.

4. Thủ tục xin cấp lại số bảo hiểm xã hội bị mất
Để xin cấp lại sổ BHXH bị mất, người lao động có thể đến trực tiếp cơ quan BHXH hoặc thực hiện thủ tục online thông qua ứng dụng VssID hay Cổng Dịch vụ công của BHXH Việt Nam.
4.1 Xin cấp lại sổ BHXH tại cơ quan BHXH
- Hồ sơ chỉ gồm Tờ khai tham gia, điều chỉnh thông tin BHXH, BHYT (Mẫu TK1-TS).
- Nộp trực tiếp hoặc gửi qua bưu điện cho cơ quan BHXH.
Hình ảnh mẫu TK1-TS
4.2 Thời gian giải quyết cấp lại sổ bảo hiểm xã hội, thời gian giải quyết không quá:
- 05 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ trong trường hợp điều chỉnh nội dung đã ghi trên sổ.
- 10 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ trong trường hợp cấp lại sổ do thay đổi họ, tên, chữ đệm; ngày, tháng, năm sinh; giới tính, dân tộc; quốc tịch; mất, hỏng sổ; cộng nối thời gian nhưng không phải đóng BHXH hoặc gộp sổ BHXH.
- 45 ngày trong trường hợp cần xác minh quá trình đóng BHXH ở tỉnh khác hoặc ở nhiều đơn vị nơi người lao động có thời gian làm việc.
Như vậy, trường hợp mất sổ BHXH người lao động cần làm thủ tục xin cấp lại sổ BHXH mới theo quy định của Pháp luật để có thể thuận lợi hưởng các chế độ BHXH theo quy định.